Home » , , , , » 8 Bước để SEO lên Top Google

8 Bước để SEO lên Top Google

Written By Unknown on Sunday, January 20, 2013 | 5:05 AM


SEO website là sử dụng các phương pháp khác nhau giúp đưa trang của bạn lên Top Google.
Cách SEO hướng đến cải tiến lại code và nội dung cho trang web, để các search engine sẽ tìm đến website của bạn dễ dàng hơn.
Khi đánh giá của website các bạn cần chú ý tối ưu các vấn đề sau: thẻ title, thẻ description, thẻ H, thẻ Alt Image, thẻ keyword, tối ưu URL, tốc độ website , tổng số lượng link….

1. Thẻ tiêu đề (Title Tag)
Mô tả chính xác nội dung của trang, thẻ tiêu đề là một trong những yếu tố quan trọng nhất trên trang SEO.
Chú ý:
- Luôn luôn có thẻ tiêu đề trên trang web của bạn, thể hiện hiệu quả nhất nội dung của trang
- Nên để tiều đề khoản 11 từ hoặc 70 ký tự
- Đặt các từ khóa có liên quan vào thẻ tiêu đề của bạn
- Không để trùng lặp thẻ tiêu đề trong trang web. Mỗi trang nên có tiêu đề riêng của nó.
- Không sử dụng tiêu đề mặc định, không rõ ràng như “Untitled” hoặc “New Page 1″, hay vô nghĩa cho người sử dùng
- Không sử dụng các tiêu đề quá dài
- Không nhồi nhét từ khóa không cần thiết trong thẻ tiêu đề của bạn

2. Thẻ mô tả (Meta Description)
Là thẻ sử dụng để mô tả của website. Mặc dù không phải là một yếu tố xếp hạng công cụ tìm kiếm đáng kể nữa, nhưng nó vẫn được công cụ tìm kiếm phổ biến sử dụng khi hiển thị kết quả
Chú ý:
- Tránh sử dụng các công cụ tự động để tạo mô tả (Meta description)
- Bạn có thể để các từ khóa (keyword) ở thẻ mô tả vì các Từ khóa này sẽ được in đậm khi hiện thị trong kết quả công cụ tìm kiếm.
- Nên để mô tả khoảng 70 từ hoặc 350 ký tự, công cụ tìm kiếm sẽ chọn đoạn văn bản này hoặc sẽ chọn các đoạn tốt nhất để hiện thị.
- Không nên viết đoạn mô tả không liên quan đến nội dung trang website.
- Không nên sử dụng các mô tả chung chung như “Đây là một trang web” hoặc “Trang website về giải trí ”
- Tránh chỉ điền mỗi từ khóa vào thẻ
- Sao chép toàn bộ nội dung bài viết vào thẻ
- Sử dụng các thẻ Meta description cho mỗi url, các thẻ meta mô tả khác nhau cho mỗi trang sẽ giúp cho Google dễ dàng phân biệt nội dung của từng trang trong website của bạn.
- Nếu trang web của bạn có hàng ngàn trang, việc tạo các thẻ meta mô tả bằng tay có thể là không khả thi. Trong trường hợp này, bạn có thể tạo tự động các thẻ mô tả dựa trên nội dung của mỗi trang.

3. Thẻ H (H1 and H2 tags)
Thẻ H1 là thẻ quan trọng nhất trong các thẻ tiêu đề và giúp các công cụ tìm kiếm hiểu đây là nội dung trọng tâm của trang, văn bản trong thẻ H1 thường lớn hơn so với văn bản bình thường.
- Sử dụng thẻ H1 và H2 để làm nổi bật các thông tin và các từ khóa quan trọng nên đặt ở chỗ tên website
- Thẻ H1 nên được sử dụng một lần trên trang, sử dụng nhiều thẻ <H1> trên trang sẽ làm cho google khó xác định nội dung chỗ bắt đầu và kết thúc bài viết.
- Thẻ H2 có thể được sử dụng nhiều lần, sau thẻ H1
- Tránh đặt nội dung bài viết trong các thẻ tiêu đề có thể sẽ không thể hữu ích trong việc xác định cấu trúc của trang của các công cụ tìm kiếm
- Tránh sử dụng các thẻ tiêu đề ráo rỗng như “bài viết này hay”, “bài viết yêu thích”
- Không nên để trung lặp tiêu đề
- Không sử dụng thẻ <H> trong toàn trang
- Không nên đặt tất cả nội dụng bài viết vào 1 nhóm thẻ
- Sử dụng các thẻ <H> chỉ cho kiểu văn bản

4. Thẻ mô tả hình ảnh ( Alt Image Tag)
ALT tag hình ảnh đã trở nên quan trọng với sự gia tăng nhu cầu về tìm kiếm hình ảnh, nó có thể đóng góp đáng kể lưu lượng truy cập từ công cụ tìm kiếm đến website của bạn nếu sử dụng đúng cách. Nếu bạn sử dụng một hình ảnh như là một liên kết cùng với thẻ alt của nó sẽ giúp Google hiểu thêm về trang web mà bạn đang liên kết.
Chú ý:
- Sử dụng thẻ mô tả (alt tag) và thẻ tiêu đề (title tag) cho hình ảnh của bạn để mô tả hình ảnh với các từ khóa có liên quan.
- Hình ảnh được xếp hạng cao khi được sử dụng với một đoạn mô tả và tiêu đề có cấu trúc HTML <h> <img> <p>
- Nếu bạn sử dụng WordPress xem plugin SEO Friendly Images
- Đặt tên cho ảnh ngắn gọn gần giống như thẻ alt – có thể đặt theo từ khóa
- Không nên đặt tên hình ảnh chung chung như “image1.jpg”, “pic.gif”, “1.jpg”
- Không viết tên hình ảnh quá dài
- Viết văn bản alt quá dài mà có thể coi là spam
- Không nhồi nhét từ khóa vào thẻ alt, thẻ title, tên hình ảnh
- Nên lưu trữ hình theo theo thưc mục “cha con” và đặt tên thư mục theo đúng chủ đề. Điều này giúp các url của hình ảnh thân thiện hơn
- Sử dụng loại file thường được hỗ trợ – Hầu hết các trình duyệt hỗ trợ JPEG, GIF, PNG

5. Thẻ keyword
Mặc dù có tên là Keyword, nhưng đây là phần ít quan trọng nhất trong việc làm SEO. Tương tự như Meta Description đây cũng là 1 thẻ ẩn, người sử dụng sẽ không nhìn thấy nội dung của Meta Keyword, thẻ này chỉ dùng trong search engine như Google, Yahoo, Bing …
Meta Keyword chứa 1 danh sách các từ khóa, được cách nhau bởi dấu phẩy “,”. Ngày nay các Search Engine không quan tâm nhiều đến Meta Keyword, nhưng bạn cũng không nên bỏ phần này. Vì nó là phần thông tin ngắn cung cấp trực quan cho người dùng khi tìm kiếm.

<HEAD>
<META NAME=”keywords” CONTENT=”a, list, of, keywords, describing, your, web, page, separated, by, commas”>
</HEAD>
- Không nên spam từ khóa ở thẻ này
- Nên đặt từ khóa chính và các từ khóa liên quan

6. Tối ưu khóa URL
URL thân thiện hay còn được gọi là URL tĩnh, địa chỉ web trên trình duyệt có một cấu trúc như “/category/subcategory/page” thay cho cấu trúc “ index.php = 3? & Subcat = 4 & page = 11 “.

Các url thân thiện có thể cung cấp thêm thông tin để công cụ tìm kiếm đễ nhận dạng cấu trúc của website. Bạn có thể đặt các từ khóa trên URL của bạn và từ khóa này sẽ được hiện thị in đậm trong kết quả công cụ tìm kiếm, thu hút sự chú ý của người dùng và cải thiện khả năng tìm đến website thông qua thứ hạng.

Nếu bạn thấy mà mọi người đang truy cập cùng một nội dung thông qua nhiều URL, bạn có thể thiết lập một trang chuyển hướng 301 từ URL .
- Không sử dụng các URL dài với các thông tin không cần thiết như “session ID”,” Ngày tháng”
- Tránh chọn tên trang chung chung như “page1.html”
- Không đặt quá nhiều từ khóa trên URL , vi dụ như :”dien-thoai-Iphone5-dien-thoai-Iphone5-gia-re-dien-thoai-Iphone5-chinh-hang.html”
- Không để các url từ các tên miền phụ(subdomain) và tên miền chính(domain) truy cập cùng 1 thư mục và cùng 1 nội dung (ví dụ: “domain.com / page.htm” và “sub.domain.com / page.htm”)
- Không để lẫn lộn www . và non-www trong liên kết nội bộ phần.

7. Tốc độ tải trang
Google đưa thêm yếu tố tốc độ load trang và tải trang vào hệ thống tìm kiếm xếp hạng website. Đây là yếu tố hướng đến người dùng rất rõ nét.
Nên các bạn chú ý đến việc tăng tốc website, theo mình thời gian tốt nhất dưới 8 giây.

8. Số lượng link
Số lượng liên kết trên một trang. công cụ tìm kiếm chỉ xem xét một số lượng nhất định các liên kết trên một trang và  lời khuyên tốt nhất cho bạn là để khoảng 10 link trở xuống.

Share this article :

Post a Comment

 
Support : Creating Website | Johny Template | Mas Template
Copyright © 2011. cách kiếm tiền online|kiếm tiền online|kiếm tiền trên internet - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Proudly powered by Blogger